Thực Phẩm Của Chúng Ta

  • Thứ hai, 14:47 Ngày 19/06/2023
  • “Có một sự khác biệt lớn trong hệ thống sản xuất lương thực quy mô nhỏ nuôi sống phần lớn người dân trên toàn cầu”
    — Laudato si’ (129)
    Cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm có mối liên hệ mật thiết với thế giới đang sống xung quanh chúng ta, với biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sử dụng nước và ô nhiễm. Nông nghiệp cũng ngày càng cung cấp nguyên liệu thô cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Khi dân số thế giới tăng lên, chúng ta cần có sự đảm bảo lương thực cho tất cả mọi người cũng như bảo vệ các hệ sinh thái vốn là nền tảng của nông nghiệp.

    Xây dựng một cộng đồng chăm sóc ở Zimbabwe để giải quyết vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng và mất an ninh lương thực

    Trước tình trạng nghèo đói kéo dài, bất bình đẳng và mất an ninh lương thực, các sáng kiến cấp cơ sở đã trở thành động lực quan trọng cho sự thay đổi trong nhiều cộng đồng trên khắp thế giới. Một sáng kiến như thế là “cộng đồng chăm sóc” địa phương do Caritas Bulawayo thành lập ở Zimbabwe. Cách tiếp cận sáng tạo này nhằm giải quyết nhiều thách thức bằng cách thúc đẩy sự thống nhất, trao quyền và phát triển bền vững. Một ví dụ về nỗ lực này có thể được tìm thấy trong cộng đồng Sidlokukhona, trong vùng Matobo của Zimbabwe, nơi một dự án vườn biến đổi đã bắt đầu bén rễ.

    Sidlokukhona, giống như nhiều vùng nông thôn ở Zimbabwe, đã phải đối mặt đáng kể với những thách đố về kinh tế và xã hội.

    Tỷ lệ thất nghiệp cao và tiếp cận hạn chế các nguồn lực cơ bản đã cản trở sự phát triển và phúc lợi của cộng đồng.

    Caritas Bulawayo nhận ra cần phải có một giải pháp toàn diện để có thể giải quyết các vấn đề liên kết với nhau này. Họ đã hình dung ra một dự án không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cộng đồng và duy trì nhu cầu lương thực của cộng đồng.

    Cộng đồng chăm sóc của Caritas Bulawayo không chỉ nâng đỡ cộng đồng Sidlokukhona mà còn cung cấp một kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng và mất an ninh lương thực ở các khu vực khác của Zimbabwe. Bằng việc thúc đẩy hành động tập thể, khả năng tự túc và các hoạt động bền vững, sáng kiến này thúc đẩy ý thức sở hữu và trao quyền giữa các thành viên cộng đồng. Nó vượt xa việc cung cấp cứu trợ ngay lập tức, vì nó tập trung vào việc xây dựng năng lực và khả năng phục hồi lâu dài.

    Điều gì cần phải thay đổi?
    Một thế giới nóng hơn sẽ gây hại cho năng suất cây trồng và hệ sinh thái, vì vậy chúng ta phải hành động vì biến đổi khí hậu. Việc tránh lãng phí thực phẩm sẽ giảm bớt áp lực đối với đất và nước và nuôi sống nhiều người hơn. Chọn chế độ ăn ít bơ sữa và thịt cũng sẽ giảm áp lực lên đất đồng thời cắt giảm khí thải nhà kính.

    Chỉ trong một vài năm, các phương pháp canh tác sinh thái có thể khôi phục đất bị suy thoái, cung cấp không gian cho thiên nhiên, bảo vệ đất và giảm lượng khí carbon. Các trang trại nhỏ vẫn sản xuất phần lớn lương thực của thế giới và sự đa dạng này rất quan trọng: các nhà sản xuất bản địa và địa phương nắm giữ kiến thức độc đáo là chìa khóa cho tương lai của ngành nông nghiệp.

    Hãy hành động

    Bí tích Thánh Thể nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ sâu sắc giữa Trái đất, với nhau và với Thiên Chúa. Khi chúng ta chia sẻ Bánh Hằng Sống, chúng ta đáp lại thế nào trước thực tế là có quá nhiều người đói?

    Chúng ta sống trong một thế giới vừa đói vừa lãng phí thực phẩm. Bạn có thể giải quyết để ngừng lãng phí thực phẩm? Bạn có sẵn sàng hy sinh để thay đổi chế độ ăn uống của mình sao cho thân thiện với hành tinh hơn không?

    Điều gì cần phải thay đổi trong cách chúng ta sản xuất và phân phối thực phẩm? Chúng ta có thể làm gì để giúp mang lại những thay đổi này? Bạn có thể bắt đầu ủ phân và mua thêm từ các nhà sản xuất địa phương không?

    Nguồn: Caritas Quốc tế

    Chuyển ngữ: PTT- Caritas Việt Nam

    Bài viết liên quan